vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Kinh nghiệm khi chọn văn phòng cho thuê

Hiện nay, thị trường văn phòng cho thuê ngày càng phong phú, phát triển đa dạng, nhiều loại hình, xu hướng người thuê từ đó cũng tăng theo.

Tuy vậy, thời điểm khủng hoảng kinh tế vẫn chưa thực sự chấm dứt, điều này khiến các Doanh nghiệp luôn phải đau đầu cân nhắc làm thế nào để có thể tiết kiệm được các khoản chi phí cho Doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí cơ sở vật chất – thuê văn phòng.




Dù vậy, không phải việc tìm thấy và đi xem thực tế một văn phòng cho thuê là mọi thứ có thể như mong muốn, điều này còn phụ thuộc vào hợp đồng thuê và thái độ của người cho thuê. Nên những chủ Doanh nghiệp khi muốn thuê văn phòng cần học cách nắm bắt tâm lý của người cho thuê và cả thủ thuật đàm phán khi thuê văn phòng.

Ví dụ như: tại Việt Nam, các hợp đồng thuê mặt bằng thường được ký với thời hạn từ 5-10 năm. Sau thời gian này, bên thuê và cho thuê có thể xem xét lại. Nhưng để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp quyết định chuyển đến một mặt bằng khác rẻ hơn, số khác lại chọn cách thương lượng lại hợp đồng.

Chính vì thế, trước khi bước vào cuộc thương lượng chính thức, doanh nghiệp cần nghiên cứu, chuẩn bị thông tin và hợp đồng thật kỹ. Trước tình hình kinh tế khó khăn, nhiều chủ cho thuê sẽ sẵn sàng hợp tác để giữ khách và có thể chấp thuận những ý kiến hợp lý.

Đối với trường hợp thỏa thuận hợp đồng không thành, bạn có thể chọn một địa điểm vẫn còn đang trống. Nhưng trước hết, tìm mọi cách để thương lượng lại hợp đồng thuê mặt bằng cũ vẫn là giải pháp tối ưu.

Tuy nhiên, một số khách thuê là doanh nghiệp hay tập đoàn, dù có tiềm lực tương đối vững vẫn muốn chủ thuê linh động trong việc thanh toán và đặt tiền cọc. Và chiến lược hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào mà vẫn mong được giảm bớt chi phí thuê là đề nghị gia hạn hợp đồng. Chủ thuê vẫn có thể chấp nhận giảm đến 35% với một hợp đồng cam kết từ 2-5 năm.

Và sau cùng, trong bối cảnh nền kinh tế lúc này, đừng nên xem chi phí nào là cố định. Mọi khoản chi đều có thể kiểm soát được và cắt giảm. Cách tốt nhất để thương lượng lại hợp đồng cho thuê mặt bằng là tiến hành theo kiểu “đo ni đóng giày”, phù hợp với tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp và yêu cầu từ phía chủ mặt bằng.

Bí quyết thành công nằm ở chỗ phải tiến hành cuộc trao đổi trong một không khí càng cởi mở và thẳng thắn càng tốt.

3 comments: